(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Vốn Nhật chọn doanh nghiệp Việt trên sàn

Thứ tư - 16/08/2017 20:42 - Đã xem: 3739
Vốn Nhật chọn doanh nghiệp Việt trên sàn

Tính minh bạch trong quản trị, điều hành là yếu tố được các nhà đầu tư Nhật quan tâm hàng đầu

Xu hướng rót vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản vào các doanh nghiệp Việt, nhất là các doanh nghiệp niêm yết, đang có dấu hiệu tăng.

Những cái bắt tay chiến lược

Ngày 3/8/2017, Tokyo Gas Asia Pte,. Ltd. thông báo trở thành cổ đông lớn của Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PGD) thông qua mua thỏa thuận 24,9% cổ phần từ các cổ đông hiện hữu, giá trị thương vụ khoảng 1.368 tỷ đồng. 

Mua thỏa thuận 24,9% cổ phần là bước đi trong quá trình thực hiện thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Tokyo Gas Asia với PGD.

Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác chiến lược giữa Tokyo Gas - công ty mẹ sở hữu 100% vốn của Tokyo Gas Asia và Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) - công ty mẹ sở hữu 50,5% vốn của PGD, trong việc phát triển chuỗi giá trị LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) tại Việt Nam.

Trước đó, ngày 11/7, PGD và Tokyo Gas Asia đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, hướng đến hợp tác lâu dài và hài hoà lợi ích giữa hai bên. Theo đó, Tokyo Gas Asia sẽ hỗ trợ PGD về giải pháp năng lượng, giải pháp kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến trong những lĩnh vực phát triển nhu cầu khí thiên nhiên, công nghệ tiết kiệm năng lượng, giúp PGD tối ưu hóa tiềm năng quản trị, tài chính, kỹ thuật, công nghệ, thị trường.

Với vị thế của doanh nghiệp kinh doanh khí thiên nhiên lớn nhất tại Nhật Bản, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, Tokyo Gas sẽ đem đến triển vọng tích cực cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của PGD cũng như GAS.

Sự hợp tác giữa PGD và Tokyo Gas là câu chuyện mới nhất trong xu hướng rót vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản vào các doanh nghiệp Việt Nam.

Những năm qua, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trong làn sóng di chuyển vốn của các nhà đầu tư Nhật nhờ chi phí sản xuất thấp, tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, cơ cấu dân số trẻ…, trong bối cảnh hoạt động kinh doanh và đầu tư ở Nhật Bản gặp nhiều vấn đề về hiệu quả, bởi tăng trưởng kinh tế thấp và dân số già hóa cao.

Song song với trực tiếp thành lập doanh nghiệp, phát triển dự án, nhà xưởng mới là các thương vụ góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp niêm yết.

Trong đó, một số thương vụ tiêu biểu là JX Nippon Oil & Energy (JXE) thông qua công ty con JX Nippon Oil & Energy Vietnam mua 8% cổ phần Petrolimex; ANA Holdings Inc mua 8,77% vốn tại Vietnam Airlines; Taisho đầu tư vào Dược Hậu Giang; Daiwa Securities đầu tư vào Công ty Chứng khoán Sài Gòn; Mizuho Bank đầu tư vào Vietcombank…

Cải thiện hiệu quả hoạt động

Với vị thế là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới tính theo GDP, văn hóa, phong cách làm việc, quản trị đã trở thành thương hiệu toàn cầu, hoạt động đầu tư của Nhật Bản luôn được đánh giá cao bởi không chỉ dừng lại ở rót vốn đơn thuần, mà còn chú trọng về chuyển giao công nghệ, tri thức, hỗ trợ cho doanh nghiệp được đầu tư.

Đây cũng là yếu tố quan trọng được các doanh nghiệp Việt quan tâm khi lựa chọn đối tác. Cái bắt tay chiến lược đã giúp nhiều doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính, cải thiện hiệu quả.

Chẳng hạn, tại Petrolimex, đợt phát hành cho JXE trong năm 2016 không chỉ mang về hơn 4.000 tỷ đồng, góp phần làm tăng vốn điều lệ, giảm tỷ lệ nợ, mà quan trọng hơn, với vị thế tập đoàn xăng dầu hàng đầu Nhật Bản, chiếm 43% thị phần bán lẻ, sở hữu hơn 10 nhà máy lọc hóa dầu, nắm tất cả các khâu “thượng nguồn” lẫn “hạ nguồn” trong lĩnh vực dầu khí, chuyên môn và kinh nghiệm của JXE hỗ trợ Petrolimex tối ưu hóa hoạt động, áp dụng công nghệ và bí quyết Nhật Bản vào thiết lập hệ thống phân phối xăng dầu tiên tiến và phương thức thanh toán hiệu quả.

Ngày 1/8 vừa qua, Petrolimex cho biết, chủ thẻ ATM của 41 ngân hàng thành viên hệ thống NAPAS có thể thực hiện thanh toán khi mua xăng dầu tại gần 2.400 cửa hàng của Tập đoàn trên toàn quốc. Việc triển khai hệ thống chấp nhận thanh toán thẻ trên diện rộng của Petrolimex là một bước đi đột phá và được các nhà phân tích cho rằng mang đậm dấu ấn hỗ trợ từ cổ đông chiến lược JXE.

Tại Vietnam Airlines, năm 2014, Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Viết Thanh đã có cuộc giới thiệu về cơ hội đầu tư với nhà đầu tư Nhật Bản, trong khuôn khổ cuộc xúc tiến đầu tư vào TTCK do Bộ Tài chính tổ chức.

Hai năm sau đó, Tập đoàn Hàng không ANA của Nhật đã chính thức quyết định rót vốn vào Vietnam Airlines. Sau khi trở thành cổ đông chiến lược, ANA cử đại diện tham gia Hội đồng quản trị, chia sẻ kinh nghiệm quản trị, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Vietnam Airlines. T

heo ông Phạm Viết Thanh, việc hợp tác với ANA giúp Vietnam Airlines tự tin hơn trong việc đổi mới đội tàu bay bằng những dòng máy bay thế hệ mới nhất, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ và hoạt động hiệu quả.

Tại Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG), giữa tháng 6/2017, NLG công bố hợp tác với Hankyu Realty Co., Ltd. và Nishi - Nippon Railroad thực hiện Dự án Mizuzi Park - một trong những dự án quan trọng nhất của NLG trong giai đoạn 2017 - 2024, có quy mô 26 ha, tổng giá trị đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng.

 

ảnh 1
Mizuki Park là dự án thứ tư NLG đồng hành cùng Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad - hai doanh nghiệp lớn của Nhật có hơn 100 năm kinh nghiệm đầu tư đa ngành, nhất là lĩnh vực phát triển hạ tầng và bất động sản tại Nhật Bản, sau Dự án Khu dân cư Flora Anh Đào, Fuji Residence và Kikyo Residence. Tại Dự án Mizuki Park, nhà đầu tư Nhật không chỉ đơn thuần hỗ trợ về vốn, mà còn về thiết kế, phát triển sản phẩm và quản lý.

 

Mối quan hệ của NLG với đối tác Nhật ngày càng phát triển sau thành công của Dự án Flora Anh Đào (2015 - 2016), dự án được khách hàng đón nhận và được vinh danh “Khu căn hộ biệt lập tốt nhất Việt Nam” tại Giải thưởng Bất động sản châu Á - Thái Bình Dương 2016 tổ chức tại Malaysia. Trong mô hình hợp tác này, NLG tận dụng được thế mạnh về mặt chuyên môn và kinh nghiệm từ các thị trường phát triển của đối tác.

Công khai, minh bạch là yếu tố được quan tâm hàng đầu

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn mua bán - sáp nhập (M&A) chia sẻ, người Nhật thường có quá trình đánh giá thận trọng và tìm hiểu kỹ doanh nghiệp mục tiêu. Họ không chỉ quan tâm đến các tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, mà còn quan tâm đến các giá trị vô hình như trình độ quản lý, hệ thống vận hành, đội ngũ nhân sự… Trong đó, tính minh bạch trong quản trị, điều hành là yếu tố được ưu tiên hàng đầu.

Mặt khác, thời gian để đối tác Nhật tìm hiểu, đàm phán, thương lượng tương đối dài trước khi ra quyết định đầu tư, nhưng khi đã quyết định thì sẽ hiện thực hóa thương vụ và hiếm khi thay đổi. Nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chí tìm kiếm, họ sẵn sàng mua cổ phần với giá cao và cam kết đầu tư dài hạn.

Chính sự thận trọng, kỹ càng của đối tác khiến doanh nghiệp chỉ cần vượt qua được các vòng thẩm định và đánh giá, nhận được cam kết hợp tác từ nhà đầu tư Nhật đã đủ để uy tín, thương hiệu được nâng lên một vị thế mới trước khi hiệu quả thực tế được khẳng định.

“Yếu tố quan trọng trước tiên chính là doanh nghiệp phải công bố thông tin trung thực, kịp thời, rõ ràng và chủ động áp dụng các quy định về quản trị công ty, chế độ kế toán, kiểm toán theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế”, một chuyên gia tư vấn M&A nói và cho rằng, Nhà nước, cơ quan quản lý có thể hỗ trợ về thủ tục pháp lý, cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng để thu hút đối tác, tăng giá trị trong đàm phán, tự thân doanh nghiệp phải có một chiến lược phát triển dài hạn từ nội lực, đem đến giá trị cho công ty cũng như các cổ đông.        

 

Recof Corp bận rộn với các thương vụ tư vấn M&A tại Việt Nam

 

ảnh 2
Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc điều hành cao cấp Recof Corp 
Chúng tôi tích cực tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ tài chính và bất động sản trong vài năm qua. Ngoài ra, chúng tôi đang làm việc trong các lĩnh vực như năng lượng (phân phối), dịch vụ chuyên nghiệp (như kỹ thuật), thương mại điện tử, phát triển bất động sản và khách sạn. Các công ty Nhật Bản thận trọng trong việc đầu tư vào bất động sản ở nước ngoài, tuy nhiên tình hình ở Việt Nam hoàn toàn khác biệt trong những năm gần đây.

 

Những thay đổi trong chính sách pháp luật liên quan đến M&A từ năm 2015 thực sự đã có tác động tốt đến các giao dịch mà chúng tôi đang quảng bá. Mặc dù vậy, hệ thống pháp luật ở Việt Nam còn khá phức tạp với các tình huống pháp lý khác nhau trong từng ngành. Nếu thị trường có thể được mở cửa nhiều hơn thì sẽ tạo ra một sự tăng trưởng lớn trong đầu tư.

(Trích phỏng vấn ông Masataka “Sam” Yoshida trong bài “Tìm bước đột phá dưới góc nhìn của nhà đầu tư Nhật Bản” đăng trên Đặc san Toàn cảnh thị trường M&A Việt Nam 2017 do Báo Đầu tư xuất bản tháng 8/2017)

Từ ngày 21-24/8/2017, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng dẫn đầu sẽ có cuộc xúc tiến đầu tư tại Tokyo, Nhật Bản. Đoàn sẽ làm việc với nhiều tổ chức và nhà đầu tư lớn tại đây, nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực tài chính giữa hai quốc gia, đồng thời thúc đẩy dòng vốn đầu tư gián tiếp từ Nhật chảy vào doanh nghiệp Việt Nam.

Báo cáo khảo sát hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài trong tài khóa 2016 do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết, số lượng doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam tiếp tục tăng, từ mức 32,4% lên 34,1%. Đáng chú ý, Việt Nam đứng trong nhóm ba điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản.


 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không