(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Việt Nam có thể bị phụ thuộc về năng lượng vào các nước trong khu vực

Thứ bảy - 11/08/2018 18:21 - Đã xem: 3082
'Giữa sự phát triển như vũ bão của Cách mạng công nghiệp 4.0, không có lý gì lại để ngành năng lượng Việt Nam đứng ngoài. Để không tự loại mình ra khỏi 'cuộc chơi' thì chúng ta phải làm chủ được công nghệ'.

Đó là quan điểm của nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Nguyễn Quân tại "Diễn đàn năng lượng Việt Nam: Những thách thức trong đảm bảo an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững" do Bộ Công Thương tổ chức ngày 9/8, tại Hà Nội.

Nhiều thách thức trong đảm bảo an ninh năng lượng

Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đánh giá, hiện nay nhu cầu năng lượng là thách thức rất lớn với Việt Nam khi các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí… hoặc được khai thác hết, hoặc đang cạn kiệt, không đủ cho nhu cầu trong nước. Mặt khác, các yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường cũng tạo ra áp lực to lớn đối với việc thực hiện chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững.

Trong khi đó, ông Ngô Sơn Hải – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, để đảm bảo an ninh năng lượng trong thời gian tới, cần đảm bảo tốt đồng hành 2 giải pháp là kiểm soát nhu cầu phụ tải và đảm bảo về nguồn cung điện. Đồng thời, theo dự báo trong giai đoạn đến năm 2030, nhu cầu sử dụng điện sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức cao.

Ông Hải nhận định, cần tăng cường các giải pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và quản lý nhu cầu sử dụng điện, ưu tiên cho khu vực miền Nam. Trong đó, cần có cơ chế của nhà nước để đẩy mạnh chương trình điều tiết phụ tải.

"Diễn đàn năng lượng Việt Nam: Những thách thức trong đảm bảo an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững". (Ảnh: PK)

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện liên tục tăng trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 2019 – 2020 cung ứng điện có thể được đảm bảo. Tuy nhiên, từ năm 2020 hệ thống điện không đáp ứng nhu cầu điện và nhiều khả năng xảy ra tình trạng thiếu điện tại miền Nam.

Theo ông Ngô Sơn Hải, để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế - xã hội, trong giai đoạn 2003 - 2018, Tập đoàn đã hoàn thành đưa vào vận hành 40 nhà máy điện với tổng công suất 20.586 MW. Đến cuối năm 2018, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống dự kiến đạt 47.768MW, đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (sau Indonesia) và thứ 25 thế giới.

"Trong trường hợp các tổ máy phát điện không đáp ứng độ tin cậy vận hành hoặc không đảm bảo đủ nhiên liệu như than, khí cho phát điện, có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện vào năm 2020. Hiện nay, ngành năng lượng đang phải đối mặt với bài toán phức tạp và đa mục tiêu, một mặt cần đáp ứng nhu cầu tăng cao để phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác cần đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế về phát triển bền vững, cùng với đó là sự tới hạn của các nguồn năng lượng truyền thống trong khi các nguồn năng lượng mới, tái tạo vẫn đang trong giai đoạn phát triển." ông Hải cho biết.

Mục tiêu tham vọng

Nói về nguồn cung điện,nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng, an ninh năng lượng quốc gia là vấn đề hết sức quan trọng và đáng quan tâm. “Tôi nhận thấy trong suốt 10 năm qua, số lượng các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về năng lượng, điện, đặc biệt là năng lượng tái tạo rất ít. Điều này dẫn tới việc chúng ta sẽ phụ thuộc về năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo vào các nước trong khu vực và thế giới”, ông Quân nhận định.

Do đó, theo ông Quân, để năng lượng phát triển một cách bền vững, phải đầu tư cho khoa học công nghệ trước, trong đó tập trung vào năng lượng tái tạo. Nước ta cũng hướng tới mục tiêu 2030, năng lượng tái tạo phải chiếm 21%. Đây thực sự là mục tiêu tham vọng và thách thức rất lớn đối với ngành điện.

Một trong các giải pháp quan trọng cho bài toán của ngành năng lượng là đẩy mạnh hơn nữa hoạt động ứng dụng các công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả, đồng thời chuyển giao, làm chủ các công nghệ năng lượng mới, bền vững như công nghệ điện gió và điện mặt trời. Điều này hoàn toàn khả thi với sự vào cuộc đồng bộ của các nhà quản lý, các doanh nghiệp và nhà khoa học, cùng với đó là sự hợp tác, hỗ trợ chuyển giao công nghệ từ các quốc gia phát triển như CHLB Đức, Nhật Bản và các hiệp hội năng lượng quốc tế.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Nguyễn Quân. (Ảnh: PK)

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao để đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã khai thác nguồn thủy điện gần như tối đa, kế hoạch phát triển năng lượng nguyên tử tạm dừng, nên chúng ta đã và đang phải nhập khẩu năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện.

Do đó, cần thiết phải đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng mới, tái tạo để nâng cao năng lực, hiệu quả, tính bền vững và thích ứng cho ngành năng lượng quốc gia, cũng như thực hiện các cam kết quốc tế hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.

Song song với các chính sách và giải pháp sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng truyền thống như than, thủy điện… Chính phủ đã và đang thiết lập khung chính sách nhằm đa dạng hóa các nguồn cung cấp và hỗ trợ các nguồn năng lượng mới, tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời và điện gió.

Việc phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió, trong thời gian trước mắt, Việt Nam còn phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài, kể cả công nghệ, trang thiết bị cũng như quản lý. Nếu làm chủ công nghệ, tự sản xuất được thiết bị, có trình độ quản lý vận hành thì chúng ta có thể nghĩ đến việc xuất khẩu công nghệ thiết bị sang các nước trong khu vực, đưa ra thị trường thế giới.

Vì vậy, chúng ta cần phải chú trọng hơn nữa việc đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước. Nếu không làm chủ được công nghệ, vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu, chắc chắn chúng ta phải phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài, từ giá thành đến chất lượng thiết bị, kinh nghiệm quản lý vận hành.

"Nếu dần thay thế được sản phẩm nhập khẩu, chúng ta sẽ làm chủ được năng lượng, đồng thời tiến tới xuất khẩu được công nghệ thiết bị cho các nước trong khu vực và thế giới. Đặc biệt, xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo, cũng như các nguồn năng lượng mới, trong tương lai không chỉ năng lượng mặt trời và gió, chúng ta còn phát triển được điện sinh khối, điện thủy triều. Bởi vậy, nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ sẽ phải đi trước một bước để có thể sớm làm chủ công nghệ, từ đó mới có nền tảng năng lượng phát triển bền vững", nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quân chia sẻ



Nguồn tin: baomoi.com
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không