(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Những hiểu lầm về năng lượng hạt nhân (Kỳ cuối)

Thứ năm - 24/05/2018 08:10 - Đã xem: 3678
PPE do Bộ Sinh thái và Đoàn kết Pháp tổ chức, được xem như một công cụ để quản lý chính sách năng lượng quốc gia, nhằm mục đích giúp đất nước này giảm lượng phát thải khí CO2.

Nếu cuộc tranh luận chỉ là về việc sản xuất điện hạt nhân, thì nhiều người sẽ quên mất một điều, thật ra mục tiêu chính của PPE là để giảm thiểu việc sử dụng năng lượng hóa thạch, đồng thời giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

nhung hieu lam ve nang luong hat nhan ky cuoi

Pháp là quốc gia có số lượng các nhà máy điện hạt nhân đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ

 

Đây cũng là sai lầm lớn mà Ủy ban châu Âu đã mắc phải, vì họ đã “trộn lẫn” mục tiêu giảm lượng tiêu thụ năng lượng hóa thạch với các giải pháp phát triển sản xuất điện bằng năng lượng tái tạo.

6 mục tiêu của PPE

PPE đặt ra 6 mục tiêu ban đầu cho các năm 2025, 2030 và 2050. Tuy nhiên, đã có sự nhầm lẫn giữa các mục tiêu này và các cách thức để đạt được chúng.

3 giải pháp ban đầu (giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, giảm việc tiêu thụ các sản phẩm cuối cùng và sơ cấp của năng lượng hóa thạch) thực tế là các mục tiêu của PPE.

Thế nhưng, 3 mục tiêu cuối cùng trong PPE (tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, tăng nhiệt lượng tái tạo được tạo ra bởi các mạng lưới năng lượng hóa thạch và giảm cơ cấu năng lượng hạt nhân) lại là cách thức để đạt được 3 mục tiêu đầu tiên.

nhung hieu lam ve nang luong hat nhan ky cuoi

Chương trình cắt giảm 50% năng lượng hạt nhân của Pháp vào năm 2050 đang gây nhiều tranh cãi

Sự nhầm lẫn này đang ngày càng trở nên đáng lo ngại vì 3 cách thức đề ra lại trái ngược với 3 mục tiêu hướng đến.

Đầu tiên, việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo sẽ không thể giúp các quốc gia giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Ví dụ như Pháp, Đức đã đầu tư rất nhiều để phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo, nhưng không những không giúp được họ đóng cửa dù chỉ là 1 nhà máy nhiệt điện và mà còn không giúp giảm lượng khí thải CO2. Bên cạnh đó, việc phát triển nguồn năng lượng thay thế này đòi hỏi các quốc gia này cần phải tiếp tục duy trì cơ cấu năng lượng hóa thạch hoặc năng lượng hạt nhân để có thể đáp ứng các nhu cầu về năng lượng thay đổi liên tục.

Thứ hai, các mạng lưới này sẽ sản xuất năng lượng thế nào để cung cấp cho quá trình sưởi ấm và làm lạnh và liệu đây có phải là “giải pháp toàn năng” để giúp Pháp có thể ổn định về mặt tài chính hay không? Xây dựng hệ thống sưởi ấm và làm lạnh bằng máy bơm nhiệt không tốt hơn hay sao?

Thứ ba, năng lượng hạt nhân không phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Nên mong muốn giảm cơ cấu năng lượng hạt nhân là trái ngược với mục tiêu đầu tiên về việc giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Mong muốn đồng thời giảm việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch và năng lượng hạt nhân bằng cách thay thế bằng việc sử dụng năng lượng tái tạo sẽ làm cho mức tiêu thụ khí đốt và than đá tăng lên như đã xảy ra tại Đức. Lượng khí thải CO2 theo bình quân đầu người hằng năm tại Đức rất cao (với hơn 9 tấn khí thải CO2so với 5 tấn khí thải của Pháp, trong đó bao gồm lượng khí thải phát ra trong quá trình sản xuất điện của quốc gia này).

nhung hieu lam ve nang luong hat nhan ky cuoi

Ông Michel Gay

Dường như chiến lược giảm lượng phát thải carbon của PPE đã có khởi đầu rất tệ trong khi Pháp lại là một trong những quốc gia đi đầu tại châu Âu (cùng với Thụy Sĩ và Thụy Điển) về việc giảm lượng phát thải khí CO2 nhờ vào việc sản xuất điện hạt nhân và thủy điện. Na Uy thậm chí còn có một cơ cấu năng lượng tốt hơn, vì cơ cấu năng lượng của quốc gia này hầu như là thủy điện.

Do đó, việc sử dụng các năng lượng gió và mặt trời thay thế năng lượng hạt nhân (đang phát triển rộng trên khắp thế giới) là không đúng với mục tiêu được đặt ra về việc giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Do đó, Trung Quốc đang có kế hoạch tăng đáng kể nguồn năng lượng hạt nhân bằng cách xây dựng lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ ba do chính Trung Quốc chế tạo tên là Hoa Long I. 2 lò phản ứng hạt nhân EPR thế hệ thứ ba của Pháp cũng đang trong quá trình xây dựng tại Trung Quốc.

Nếu châu Âu dường như muốn “quay lưng” lại với năng lượng hạt nhân, thì ngược lại, trên thế giới, xu hướng phát triển năng lượng hạt nhân lại đang nổi lên.

Tiêu thụ năng lượng hằng năm tại Pháp

Đối với tất cả các dạng năng lượng, việc tiêu thụ cuối cùng thực tế là người tiêu dùng mua các sản phẩm năng lượng này. Trong năm 2016, Pháp đã sản xuất được tổng số năng lượng tương đương với 150 triệu tấn dầu (Mtep), chia thành: Than 2 Mtep, dầu mỏ 66 Mtep, khí đốt 30 Mtep, năng lượng hóa thạch khoảng 98 Mtep (không bao gồm số năng lượng dùng để sản xuất điện), năng lượng tái tạo nhiệt 15 Mtep, điện 37 Mtep và đã giảm lượng khí thải carbon hơn 90% (chỉ sử dụng 7,5 Mtep năng lượng hóa thạch sơ cấp để sản xuất điện trên tổng số 123 Mtep năng lượng sơ cấp được sử dụng, tức chỉ chiếm 6%).

Việc giảm lượng tiêu thụ cuối cùng của tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch ở Pháp (khoảng 100 Mtep) bắt đầu bằng việc chuyển một phần năng lượng dùng cho các phương tiện vận chuyển thành điện năng (xe đẩy, đường cao tốc điện..), sau đó sẽ tăng tỷ lệ các năng lượng nhiệt tái tạo (chất thải, gỗ, máy bơm nhiệt...). Nhưng trên hết là phải kéo dài thời gian hoạt động thêm 60 năm, đồng thời phát triển các nhà máy điện hạt nhân, vì đây mới phương thức chính để sản xuất được lượng điện năng lớn tại Pháp. Ngoài ra, ưu điểm của loại năng lượng này là có thể kiểm soát, an toàn, sạch, ít phát thải khí carbon và có chi phí sản xuất thấp. Bên cạnh đó, năng lượng hạt nhân còn đóng góp hơn 95% giá trị gia tăng cho sản xuất điện tại Pháp. Hiện đang có khoảng 250.000 công nhân có trình độ chuyên môn cao đang làm việc trong lĩnh vực này.

Kịch bản về việc hạ tỷ lệ điện hạt nhân xuống 50% trong cơ cấu năng lượng quốc gia đòi hỏi Pháp phải lắp đặt thêm hàng loạt các nhà máy khí đốt, đồng thời nhập khẩu thêm các nguồn năng lượng bổ sung và tăng lượng khí thải CO2 và các chất gây ô nhiễm khác như oxit nitơ…

Cần quan tâm đến chi phí mà người tiêu dùng phải trả

Một số hiệp hội cho rằng, các dạng năng lượng tái tạo đã trở nên có tính cạnh tranh hơn. Do đó, người đóng thuế/người tiêu thụ tự hỏi tại sao còn phải trợ cấp cho các loại năng lượng này nhiều đến như vậy, ví dụ như thông qua sự đóng góp của CSPE trên các hóa đơn tiền điện, trợ giá cho năng lượng tái tạo lên đến 70% (khoảng 8 tỉ euro trong năm 2018) và thông qua rất nhiều các hỗ trợ tài chính khác.

Các chủ trương cho quá trình chuyển đổi năng lượng hiệu quả rất đơn giản: Chủ yếu dựa vào năng lượng hạt nhân và việc chuyển sang sử dụng các năng lượng ít carbon, không dựa vào các nguồn năng lượng “thất thường” như gió và mặt trời.

Pháp, Đức đã đầu tư rất nhiều để phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo, nhưng không những không giúp được họ đóng cửa dù chỉ là 1 nhà máy nhiệt điện và mà còn không giúp giảm lượng khí thải CO2.
 


Nguồn tin: petrotimes.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không