Theo con số thống kê qua từng năm, dân số Nhật Bản đang giảm với tốc độ nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Dân số hiện tại của Nhật Bản là 127 triệu người. Tuy nhiên, Cục Thống kê Nhật Bản ước tính rằng năm 2100, con số này sẽ giảm xuống còn 100 triệu người.
Trong khi đó, Liên Hợp Quốc đưa ra dự đoán Nhật Bản chỉ còn 85 triệu người. Và họ cũng cho biết rằng, với tỉ lệ sinh và tử vong như hiện nay ở Nhật thì đến năm 2500, nước Nhật sẽ không còn ai.
Ngoài ra, dự báo từ Viện nghiên cứu Quốc gia Nhật Bản về Dân số và An sinh xã hội cho rằng tốc độ giảm dân số sẽ ngày nhanh. Từ năm 2045, dân số nước này sẽ giảm khoảng 900.000 người/năm.
Trong thập niên 1970, một người phụ nữ Nhật trung bình có 2,07 trẻ em. Tuy nhiên, bây giờ con số này chỉ là 1,43.
Trên thực tế, năm 2017 chỉ có 946.000 trẻ em được sinh ra ở Nhật Bản. Đây là con số ít nhất trong lịch sử thống kê kể từ năm 1899.
Theo báo cáo của Quartz (Nhật Bản) thì phần lớn những người trẻ tại quốc gia này không muốn sinh con. Một trong những lý do nhiều nhất được đưa ra là: Họ muốn theo đuổi sự nghiệp, muốn làm việc và phát triển kinh tế của chính bản thân mình.
Điều này cũng dễ hiểu khi họ sống trong môi trường của một nước được mệnh danh là "chăm chỉ nhất thế giới".
Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong ở Nhật đang có mức chênh lệch lớn.
Không chỉ tỉ lệ sinh, mà tỉ lệ tử vong, sự chênh lệch giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vongcũng ảnh hưởng không nhỏ đến dân số của một đất nước.
Tại Nhật Bản, trong khi tỉ lệ sinh đang giảm mạnh thì tỉ lệ tử vong dường như lại đang tăng dần lên, đặc biệt là số người chết do làm việc quá sức.
Theo báo cáo, trong năm 2017, có tới 1.340.433 người chết. Tức là trung bình một ngày có hơn 3.000 người chết. Chính vì vậy mà nước Nhật đang bị gắn cái tên "xã hội chết chóc".
Bên cạnh đó, càng ít trẻ em được sinh ra sẽ càng khiến độ tuổi trung bình của Nhật càng cao hơn. Nhật Bản là nước có dân số già với độ tuổi trung bình là 46, 3 - đứng đầu danh sách độ tuổi trung bình của các nước.
Tỉ lệ tử vong dường như đang tăng dần lên, đặc biệt là số người chết do làm việc quá sức.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản cho biết: "Chúng tôi hy vọng sẽ chặn được đà giảm của tỷ lệ sinh bằng cách thúc đẩy chiến lược hỗ trợ trẻ em và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc sinh con".